Bài tây là loại bài 52 lá thường được biết đến trong các trò chơi giải trí của dân ta. Ngoài việc dùng để đánh tá lả, tiến lên... bạn còn có thể xem bói với loại bài này. Sau đây mình sẽ chỉ các bạn các xem bói bài tây đơn giản nhất nhé
Hướng dẫn xem bói bài Tây :
I. Chuẩn bị.
1. Bộ bài dùng để bói là bộ bài được chọn chỉ gồm các lá từ 7 đến A.
2. Ngoài tên gọi theo số từ 7 đến 10, các lá từ J đến A còn có tên gọi lần lượt là Bồi, Đầm, Già, Ách.
3. Các chất ♥ ♦ ♣ ♠ có tên gọi lần lượt là: Cơ, Rô, Chuồn, Bích.
4. Khi xào bài (nháo bài), chú ý: Nam xào 7 lần, nữ xào 9 lần.
5. Động tác "xoa bài" là động tác để bộ bài lên bàn (úp xuống) và dùng tay xoa đều các lá bài (nhằm mục đích đảo hướng thuận/ngược của lá bài).
6. Động tác "kinh bài" là động tác chia bộ bài làm hai phần (úp xuống), sau đó là nam thì dùng tay trái, nữ dùng tay phải để lấy một trong hai phần (thường lấy phần nhiều hơn, tránh thiếu bài khi xếp).
7. Riêng lá Ách bích, Ách chuồn và Ách cơ qui ước ♣, ♠ và ♥ là hướng thuận, ngược lại là hướng ngược).
II. Bắt đầu.
1. Chọn ra 32 lá từ 7 đến A từ bộ bài 52 lá.
2. Xoa bài.
3. Gom bài lại, đưa người muốn bói xào bài.
4. Dàn bài ra (tùy cách) (úp xuống) để người muốn bói chọn lấy 2 lá, tay trái 1 lá, tay phải 1 lá. Nếu chọn 2 con cùng một chất thì phải chọn lại, 3 lần như vậy thì không xem nữa.
5. Lá tay trái bốc được tượng trưng cho người nam, tay phải tượng trưng cho người nữ, như vậy nếu người muốn bói là nam thì lá tay trái tượng trưng cho người đó, còn lá phải tượng trưng cho người mình để ý, người yêu, vợ (gọi là "người kề cân")... là nữ thì ngược lại. Nhớ lấy chất của lá chủ và lá của người kề cân.
6. Từ chất của 2 lá vừa bốc, ta xác định được "lá chủ" và lá của người kề cân, như sau:
- J tượng trưng cho người đàn ông dưới 30 tuổi.
- Q tượng trưng cho người phụ nữ/đàn bà.
- K tượng trưng cho người đàn ông từ 30 tuổi trở lên.
VD: Người muốn bói là nam tuổi 28, bốc tay trái chất cơ, tay phải chất bích thì lá chủ sẽ là J cơ, và lá của người kề cân sẽ là Q bích.
III. Lần bói thứ nhất.
1. Người muốn bói xào bài.
2. Xếp 32 lá theo thứ tự sau (lật lên):
3. Tìm vị trí của lá chủ và lá của người kề cân:
- Nếu 2 lá "nhìn nhau", tức là hướng mặt của hình vẽ in trên 2 lá (hình người, nửa trên) nhìn nhau, hoặc lá trên lá dưới thì ý nói hai người họ "tâm đầu ý hợp".
- Nếu 2 lá ở gần nhau mà không nhìn nhau, thì ý nói hai người sẽ có cãi vã, còn có hàn gắn được hay không thì phải nhìn vào sự phối hợp của 2 lá bài nằm trên và dưới lá chủ và lá của người kề cân.
4. Tìm những lá bài "ảnh hưởng" đến lá chủ:
- Từ lá chủ, đếm lên-sang trái, rồi lên-sang phải, xuống-sang trái, và xuống-sang phải, đếm đến lá thứ 7 (nam) hoặc 9 (nữ) thì dừng lại, thì đấy là một lá ảnh hưởng đến lá chủ, sau đó từ lá đấy lại đếm theo hướng đang đếm đến khi lá thứ 7/9 ko nằm trong bộ mới thôi, và quay trở lại đếm các hướng khác từ lá chủ.
VD: Lá chủ nằm ở vị trí 19, nam, ta đếm như sau:
Như vậy, theo hình vẽ thì các lá số 9, 10, 12, 18, 20, 25 sẽ là các là ảnh hưởng đến lá chủ. Từ đó ta luận theo ý nghĩa từng lá bài để đoán việc, nếu muốn luận sâu hơn, ta sẽ kết hợp với 2 lá trên/dưới mỗi lá đó.
IV. Lần bói thứ hai.
Lần này sẽ xét đến việc đã/đang và sẽ xảy ra với lá chủ.
1. Lấy lá chủ ra từ bộ bài, đặt giữa bàn, lật lên.
2. Xào bài, kinh đôi (nhớ chọn phần nhiều để đỡ thiếu bài).
3. Xếp các lá theo hình sau (ngoại trừ lá 1 úp xuống, còn lại các lá sau lật hết lên).
Chú ý: Lá 1 úp xuống che 1 nửa dưới lá chủ, còn tất cả các lá khác lật lên khi xếp phải rời nhau (không lá nào đè lên nhau, khác với lần xếp 32 lá (các lá đè nửa lên nhau).
4. Luận như sau:
*** 6 lá đứng "trước mặt" lá chủ là những chuyện sắp xảy ra. Gần nhất là 2 lá trước mặt sau đến là 2 lá trên và 2 lá dưới 2 lá trước mặt.
*** 6 lá đứng "sau" lá chủ là những chuyện đã xảy ra.
*** 2 lá nằm trên lá chủ là chuyện đang dự định.
*** 2 lá nằm dưới lá 1 là chuyện đang xảy ra.
*** Sau cùng mới lật lá 1 lên, đây là chuyện làm lá chủ đang băn khoăn nhất.
V. Trả lời câu hỏi.
Lần này sẽ giúp trả lời câu hỏi mà lá chủ muốn biết.
1. Lấy lá chủ ra từ bộ bài, đặt giữa bàn, lật lên.
2. Người muốn bói xào bài, kinh đôi (nhớ chọn phần nhiều để đỡ thiếu bài).
3. Chia bài làm 6 "tụ" đặt phía dưới lá chủ theo thứ tự sau:
Trong đó: 5 tụ đầu mỗi tụ 3 lá, riêng tụ 6 chỉ có 1 lá.
4. Người muốn bỏi hỏi, và lật 1 tụ lên xem.
5. Từ ý nghĩa của 1 hay 3 lá lật lên từ tụ chọn được, linh cảm kết hợp với những lần bói trước và "bức tranh" ở phần VI để "luận" câu trả lời cho câu hỏi.
VI. Bức tranh.
Đưa người muốn bói giấy bút để họ vẽ lên đó 6 hình: ngôi nhà, cây chuối, cây dừa, dòng sông, cái lu, con rắn. Yêu cầu vẽ đơn giản, nhanh, không cần vẽ kĩ.
Sau đó dựa theo nét vẽ mà luận, trong đó: ngôi nhà tượng trưng cho gia đình, cây chuối tượng trưng người đàn ông trụ cột trong nhà, cây dừa là người phụ nữ, dòng sông là thời vận, cái lu là chuyện tài chính, và con rắn tượng trưng cho kẻ tiểu nhân.
VD: - Nét vẽ dòng sông ngoằn nghèo, cái lu nhỏ/méo mó cho thấy chuyện làm ăn vất vả, không hợp thời...
- Nét vẽ cây dừa ngay, lặng gió cho thấy chuyện tình cảm suôn sẻ, tốt đẹp, hạnh phúc...